Chuyện Mở Công Ty BDS (Kỳ 1: Những khó khăn chung của ngành )

Bài này mình chia sẽ nhằm nói về hành trình làm công ty BDS của mình. Mình làm mảng BDS Thứ cấp nên đất nền hay dự án thì thuộc ngành hoàn toàn khác nên chỉ đọc cho vui thôi. Vì mỗi ngành đều là một câu chuyện khác biệt.
Bài đầu tiên mình chia sẽ về những khó khăn mà bất cứ công ty nào làm trong mảng thứ cấp phải đối mặt và phải giải quyết khi mở một công ty BDS thứ cấp.
1.Chuyện người mua :
Trong thứ cấp , thì người mua ít khi tốn chi phí khi đổi Sale hay môi giới. Một khách có thể đi với cả chục môi giới còn mua của ai thì chưa biết
Đối với chủ nhà , ai cho thuê cũng vậy . Công ty nào cũng lấy phí như nhau . Đối với họ ưu tiên hàng đầu là giao dịch nhanh.
Hàng hóa trong thứ cấp thì đa phần ít khi độc quyền , trong cùng 1 dự án thì hầu như giỏ hàng đều giống nhau ( hợp tác). Đối với người mua thì điều này khiến cho việc đi theo sale nào cũng vậy
2.Chuyện nguồn lực
Trong BDS Thứ cấp thì 2 chi phí lớn nhất là Marketing và Hoa hồng cho nhân viên.
Đối với marketing , Các trang tin đăng thì chỉ có tăng giá chứ không có giảm giá .Trang tin nào đấy thì bây giờ là khoảng 200-300k/ tin. Còn chạy quảng cáo thì chi phí rất lớn ở những trang đầu tiên của Google đa phần chỉ có Rever , Propzy …Vì thường chi phí này cũng khá lớn và có xu hướng tăng theo thời gian.
Đối với nhân viên , ngành này gần như sale không có chi phí chuyển đổi khi chuyển sang công ty khác. Thậm chí nghỉ việc ra làm tự do cạnh tranh ngược lại với công ty cũ. Hai công ty công nghệ trong ngành này là Rever và Propzy luôn đau đầu với chính sách hoa hồng Vì giờ có trả bao nhiêu thì sale vẫn có xu hướng “luồn” và không hài lòng vì …nhân viên phải đóng thuế (mất khoảng 20% hoa hồng).
Bài toán hoa hồng là bài toán khó nhất trong ngành thứ cấp vì trả bao nhiêu vẫn thấp hơn khi nhân viên “Luồn” .Để nhân viên hoạt động hiệu quả, giá trị công ty mang lại cho nhân viên phải cao hơn mức nhân viên cảm thấy họ cho công ty.
Điều này cũng giải thích cho việc ít công ty thứ cấp nào lớn trong ngành , đa phần là các nhóm có quy mô nhỏ .Vì Chi phí nhân sự và tuyển dụng luôn ở mức cao so với những ngành khác.Nếu Ai thắc mắc thì mình đã từng chịu chi phí 4tr/ nhân viên nhận việc.
3.Chuyện đối thủ cạnh tranh
Những công ty BDS thường thuê văn phòng ở gần khu vực / dự án họ làm đa phần đều rất gắng bó với một thị trường , dù có lỗ cũng sẽ làm. Và luôn có những công ty sẵn sàng chạy quảng cáo bất chấp chi phí.
Hàng hóa các công ty cùng làm một dự án ít khác biệt.
Nếu có ai thắc mắc thế Thiên Khôi hay Tuấn 123 có nhân viên cả nghìn người thì không lớn à ?
Trả lời : Trước tiên chúng ta phải có định nghĩa về một công ty BDS :” Làm nhiệm vụ kết nối người bán và người mua”. Còn bản chất hoạt động của mô hình kinh doanh của 2 công ty này hướng đến là Môi giới chứ không phải khách mua/ thuê. Đây là một mô hình hay khi “né” đi hoàn toàn 2 áp lực lớn nhất của ngành BDS thứ cấp là nhân sự và marketing.
Bạn đang mua một gói hỗ trợ kinh doanh chi trả khi chốt deal, theo đó bạn được sử dụng hệ sinh thái và hỗ trợ của công ty từ : Giỏ hàng , đào tạo , pháp lý , ưu đãi khi đăng tin 
Tác giả : Văn Hoài Thương
Previous post Bảng mã các loại đất mới nhất
Next post Chuyện Mở Công Ty BDS (Kỳ 2: Công Nghệ Trong ngành BDS)